21 juin 2015

GIÁM ĐỐC ‘’SỢ’’ NHÀ BÁO ?




Quan hệ giữa giám đốc doanh nghiệp với các nhà báo hiện nay có rất nhiều điều bức xúc phải suy nghĩ. Báo chí phải tôn vinh các doanh nghiệp làm ăn giỏi vì họ là lực lượng chủ lực  trong phát triển đất nước thời hội nhập. Nhưng các nhà báo không phải ai cũng sống và viết với ý nguyện lớn lao đó! Không ít các nhà báo hiện nay là những tên trấn lột doanh nghiệp đích thực. Trấn lọt bằng “chạy quảng cáo”, “đọc lệnh quảng cáo”. Trần lột bằng xin đểu…


Tôi có anh bạn đang là giám đốc một doanh nghiệp lớn. Mấy lần tôi gợi chuyện xung quanh ‘’đề tài’’ này, anh đều thoáng chút căng thẳng và buồn trên nét mặt, rồi nhanh chng lảng sang chuyện khác. Gần đây, sau mấy lần nghe Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn chân tình nhằm tháo ỡ các vấn đề mắc mớ, khó khăn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, anh bạn  đi dự về  bỗng trở nên hào hứng, cởi mở. Gặp tôi, anh tâm sự :’’ Nhiều giám đốc nói rằng họ rất ‘’sợ’’ các thứ lệ làng của Hải quan, Thanh tra, Thuế vụ, Công an… nhưng theo tớ, thứ mà giám đốc ‘’sợ ‘’ nhất hiện nay là…nhà báo!’’. Một người bạn gái thân của tôi ,làm giám đốc ở  Vinh, nghe tin tôi về hưu sớm, không làm báo nữa, điện thoại  nói thật lòng :” Anh về hưu em mới nói, nhà báo là những người mà em sợ nhất và đồng thời … ghét nhất !”. Nghe tâm sự của các  giám đốc đối với câc nhà báo, tôi giật mình nhận ra nhiều vấn đề tâm huyết và bức xúc, mà có lẽ không ít nhà báo đã  không tự nhìn lại mình.
 Đáng sợ nhất là các nhà báo không thực tâm. Họ viết báo không phải vì lẽ phải, vì sự công bằng và tiến bộ, mà chỉ vì những mục của cá nhân, bè phái. Có nhà báo nọ đến Trại nuôi cá nước ngọt tìm gặp ông giám đốc. Sau một hồi thao thao bất tuyệt khen trại cá nào là ‘’phát triển vượt bậc’’,’’năng động’’, ‘’sáng tạo’’, nào là ‘’nhất tỉnh’’.., nhà báo liền xuống giọng đề nghị ông giám đốc ‘’giải quyết’’ cho chục ký cá chép ! Ông giám đốc thật thà xin lỗi vì cá đang thời kì sinh sản nên không thể đáp ứng yêu cầu của nhà báo được ! Thế là nhà báo đùng đùng bỏ về ! Tuần sau trên tờ báo nọ xuất hiện bài báo phê phán gay gắt ông giám đốc trại cá vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế, tự động ‘’xé rào’’.! Lúc đó một lãnh đạo ngành đang muốn đưa người nhà của mình lên  . Ông ‘’xếp’’ vớ lấy bài báo như một vũ khí lợi hại. Kết quả là ông giám đốc trại cá tài năng, thung thực đã phải vào tù vì tội “ cố ý làm trái”.  Khi Trung ương phát hiện ra oan trái, can thiệp thì ông giám đốc đã bị nỗi uất ức, phiền muộn dày vò đến bệnh mà chết !
Câu chuyện xảy ra từ thời bao cấp, mà còn mãi ám ảnh  mọi người đến bây giờ. Nhưng dù sao tay “nhà báo nhặt ăn” đó cũng chỉ vì chút quyền lợi cá nhân cỏn con, vô tình giết chết một người trung thực! Còn hiện nay đã xuất hiện không ít nhà báo chuyên bán nhân cách nghề nghiệp của mình để trục lợi! Ở tỉnh nọ tệ cục bộ địa phương đang xãy ra rất nghiêm trọng. ‘’Ông lớn’’ huyện A ‘’đánh nhau’’ với ‘’ Ông lớn’’ huyện B. ‘’Cánh’’ ông lớn huyện A ở tỉnh toàn là xếp chủ chòm ngành nội chính và …một số nhà báo địa phương. Còn cánh huyện B là dân làm kinh tế, các nhà doanh nghiệp. Thời kinh tế thị trường nhộn nhạo, khó phân biệt trắng đen, thật giả. Cứ thấy báo ‘’đánh’’ ai người đó hẳn là xấu!. Thế là một loạt doanh nghiệp trong tỉnh bị khởi tố, một số giám đốc bị bắt giam do sai sót con muỗi thổi thành con voi, sai sót dân sự biến thành hình sự ! Trong các cuộc chiến kiểu này, bên B thì bị án tù, bên A bị mang tiếng là bè phái, tranh quyền , kẻ thu lợi lớn chính là nhà báo “đánh thuê”! Họ vừa được ‘’tiền boa’’ của các xếp bên A, được tiếng là ‘’nhà báo chống tiêu cực’’ , buộc cánh giám đốc phải ‘’nể sợ’’. ! Thật là một vốn bốn lời !
Ở tỉnh nọ lại có nhà báo tình nguyện làm “ kiêu binh” cho các xếp bự  Sếp muốn thay người của “phe làm ăn” của mình vào vị trí nào đó, thì “ sai” tay nhà báo em út “phang” một bài. Thế là đình chỉ công tác, kiểm điểm, thay người. Loại nhà báo này “nói một nhời” các giám đốc  sợ chết khiếp, vì anh ta bao giờ cũng mở miệng là “ thường vụ “nói thế này, “ thường vụ” nói thế kia.  Lại có loại nhà báo hèn hạ hơn, cứ đọc được ở báo nào đó in bài ‘’đánh’’ ai, lập tức, họ mò tới ‘’an ủi’’ giám đốc, chửi bới đồng nghiệp của mình, rồi hứa hươu vượn rằng sẽ có bài ‘’đập’’ lại. Được lời như cởi tấm lòng, các giám đốc ‘’cảm động’’, ‘’’boa’’ không tiếc tiền, lại còn thêm món quảng cáo nhiều kỳ béo bở ! Chính tôi đã bị một tay nhà báo chuyên săn quảng cáo của một tờ báo ở Huế chửi là ‘’đồ thiển cận’’, khi ‘’nhà báo’’ này đến ‘’an ủi’’ ông giám đốc buôn lậu và gian lận thương mại số một ở địa phương bị tôi viết bài vạch mặt. Tay giám đốc này sau mấy lần tham nhũng thoát được lưới pháp luật nhờ có ‘’ô dù’’ là ông su gia làm quan đầu tỉnh, vừa qua đã bị bắt và kết án tù trong vụ một vụ án gian lận thương mại ! Kết cục sau cú ‘’chửi hôi’’ ấy, tay nhà báo khốn nạn được tay giám đốc tham nhũng cúng cho cái quảng cáo rẻ mạt. Những nhà báo lá mặt lá trái như thế thật dễ sợ !  Không chỉ giám đốc sợ mà các nhà báo chân chính cũng sợ !
Giám đốc doanh nghiệp ‘’sợ’’ nhà báo, theo bạn tôi, còn do nhiều lý do khó nói khác. Ví như mỗi bận Tết, Lễ, hàng ngày giám đốc phải tiếp hàng mấy chục nhà báo đi đến để …”xin” quảng cáo ! Có vợ choognf nhà báo nọ nhờ “chạy” quảng cáo mà xây được nhà lầu, mua xe hơi. Chứ viết báo thời nay. Như ông Nguyễn Xuyến ở Huế, mỗi tháng bảy tám triệu đồng nhuận bút cũng không xây được nhà klaauf, nói chi mua xe xịn! Không tiếp thì sợ mất lòng, sợ oán giận mà quảng cáo một lúc trên chục tờ báo tốn cả trăm triệu đồng ,thì chi phí sản xuất tăng lên, lấy đâu ra tiền ! Thế là “chước” khôn ngoan nhất là …trốn , là đi vắng ! Có giám đốc làm sẵn “ nghị quyết liên tịch” giữa chuyên môn, công đoàn, đảng, đóng bốn con dấu đỏ chi, quy định về việc quảng cáo hàng năm như sau :” Mỗi năm chỉ làm quảng cáo một lần ở báo tỉnh và báo ngành, mức làm là một phần tư trang “. Cứ có nhà báo nào đến làm quảng cao thì chánh văn phng lại chìa câi “nghị quyết” ấy ra với một lời xin lỗi nhã nhặn “ Mong anh thông cảm”.  Xem ra phương sách này hiệu nghiệm. Lại có chuyện nhà báo do thật sự ‘’quá thương’’ doanh nghiệp, cộng thêm chục phần trăm thành tích trong bài viết cho nó thêm nổi đình nổi đám, ngay lập tức cơ quan thuế sẽ tính lại thuế theo phần trăm tăng thêm ! Bởi thế đối với các nhà doanh nghiệp, chê cũng chết mà khen cũng chết ! Ây là thiệt vì kinh tế. Còn cái sự thiệt hại về uy tín thủ trưởng trong đội ngũ công nhân cán bộ công ty do sự ‘’tô hồng’’ tốt bụng ấy mang lại mới là cái họa lâu dài và đáng sợ đối với các giám đốc !
Vậy làm sao để giám đốc và nhà báo có được sự đồng cảm? Ông giám đốc bạn tôi cho rằng, các doanh nghiệp hoàn toàn không ngại các nhà báo nói thẳng, nói thật. Cánh giám đốc chân chính rất thích các bài viết trên báo phân tích thẳng thắn cái được và chưa được trong các hoạt động kinh doanh , tìm kiếm thị trường. Viết làm sao để giám đốc tâm đắc, gật gù với các vấn đề nêu lên, rút ra được bài học bổ ích cho công việc của mình. Các nhà doanh nghiệp chân chính không sợ báo chống tiêu cực, mà chỉ sợ … nhà báo tiêu cực !
Muốn chữa cái “ bệnh” giám đốc sợ nhà báo, phải bỏ chế độ bao cấp đối với các báo Đảng, báo ngành. Tất cả các báo phải chuyên qua chế độ thị trường. Cơ quan báo phải sống bằng bán báo và quảng cáo thực sự do nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, như các báo Tuôitrẻ, Thanh niên… hiện nay. Chế độ bao cấp đã sinh ra một lớp nhà báo sống ăn bám. Sinh ra các tòa soạn báo sống bằng tiền thuế của dân. Tại sao nhà báo cũng là người lao động, lại sống bằng tiền thuế của người lao động khác?  Đó là một bất công lớn của xã hội cần phải xóa bỏ.