04 avril 2018

AI LÀ KẺ LẤN CHIẾM ĐẤT, VÀ LẤN CHIẾM CỦA AI?


Phương Trạch




Vài ngày nay, báo lề dân đưa một thông tin rất nóng, làm chấn động dư luận. Đó là việc phía quân đội, đơn vị đang tranh chấp đất tại cánh Đồng Sênh thuộc thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã lặng lẽ cho người xuống đào hào tại ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của dân tại Đồng Sênh thuộc thôn Hoành.



Ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, vị thủ lĩnh trong việc giữ đất tại đây, đã làm Live Stream phát đi tại hiện trường cho mọi người được biết về vụ việc này.

Trong đó, ông Lê Đình Công đã vạch mặt sự gian dối của ông Chủ tịch  Nguyễn Đức Chung trong việc vu khống nhân dân Đồng Tâm chiếm đất quốc phòng, đồng thời vu khống Tiểu đoàn 31 đã buông lỏng quản lý, nên để cho dân Đồng Tâm lấn chiếm đất(1).



Sự việc này đã được rất nhiều báo lề dân đăng lại.



Thế nhưng gần 1.000 tờ báo lề đảng, trước đây đã tập trung hùa một bè với bọn cướp đất của dân, đã tập trung đánh hội đồng dân Đồng Tâm, thì nay “ngậm hột thị”. Không một tờ báo nào dám hó hé.



Đọc bản “ Thông báo Kết luận thanh tra đất Đồng Tâm”, do Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ngày 25/7/2017. Theo đó:  “Kết luận thanh tra đã làm rõ nguồn gốc, toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng đất đai cũng như các khiếu nại, tố cáo của người dân”.

Qua bản “Kết luận thanh tra” này, nổi bật mấy điểm sau:



1.Toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.



“Theo “kết luận thanh tra”, về việc quản lý sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan tới nguồn gốc đất, theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố, thì toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”.



2.       Buông lỏng quản lý, chiếm đất quốc phòng.



 “Kết luận thanh tra chỉ ra, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng cũng như UBND xã Đồng Tâm đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, dẫn đến đất quốc phòng bị lấn chiếm”.



3.       Không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha xứ đồng Sênh.



“Theo kết luận thanh tra, đối với kiến nghị làm rõ diện tích 28,7 ha chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố HN,với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, nay được Thanh tra Thành phố làm rõ diện tích 28,7 ha (theo kết quả kiểm tra, đo đạc mốc giới sân bay ngày 21/6/2017 là 28,9 ha) chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,7 ha”.



4.       Thu hồi ngay diện tích đất quốc phòng bị lấn chiếm



“Từ kết quả thanh tra như trên, Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng kiểm tra, rà soát, có biện pháp quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn; có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn, để bị lấn, bị chiếm, chuyển nhượng trái phép trong phạm vi đất được giao tại sân bay Miếu Môn và các địa điểm khác”(2).





Nói về những thủ đoạn cướp đất của Nhà nước CSVN, mang danh các dự án hoặc đất an ninh quốc phòng trong mấy chục năm qua, thì nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã quá rành.

Từ vụ chinh quyền huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng đinh cướp trắng mấy chục héc- ta đất của anh em nhà Đoàn Văn Vươn vào năm 2012, sau mấy chục năm anh em nhà ông Vươn “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” lấn biển, khi chính quyền huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng biết có dự án di dời sân bay Cát Bi từ quận Hải An về huyện Tiên Lãng để mở rộng  và nâng cấp sân bay này, đã gây nên “tiếng bom Đoàn Văn Vươn” chấn động thế giới.



  Đến vụ cưỡng chế tại Văn Giang- Hưng Yên  trong Dự án Ecopark, đã làm ảnh hưởng đến đời sống của 1244 hộ dân tại ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan, huyện Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi năm 2012.



Ngày 11/9/2013, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình). Do căm thù bọn cướp đất, đã cầm khẩu colt đạn chì xông vào phòng họp tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình, bắn 5 cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng (Phòng quản lý đất đai thành phố Thái Bình). 4 người trúng đạn gồm: ông Võ Ngọc Dũng (Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố), Nguyễn Thanh Dương, Bùi Đắc Xuân, Vũ Công Cương. Chị Phạm Thị Lan may mắn bị đạn sượt qua tai(3).



Với chính sách cướp đất trắng trợn được nấp bóng dưới nhiều hình thức, để phục vụ và làm giàu bất chính cho các  nhóm lợi ích có chức có quyền, đã sáng tạo thêm trong Bộ Từ điển Tiếng Việt có thêm hai chữ “Dân oan”. Và đã biến đất nước Việt Nam thành “cường quốc dân oan”.



Báo Thanh Tra, Cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ đã thừa nhận:

“Trong năm 2012, Trụ sở đã tiếp gần 2 vạn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị với 511 đoàn đông người. Các địa phương có đoàn đông người gồm: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Gia Lai, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Tiền Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Đồng Nai, Đồng Tháp... Có những thời điểm, Trụ sở “nóng” cao điểm như hai ngày 07 - 08/11, đến 23h đêm, cán bộ của Trụ sở mới được dời Trụ sở sau khi đã tiếp 203 công dân trong đó có 9 đoàn đông người, vận động đưa 142 công dân về địa phương(4).




Ngày 6/10/2015, những người nông dân bị cướp đất đã thành lập “Hội dân oan ba miền”. Hàng ngày kéo nhau đi biểu tình khắp thủ đô Hà Nội, và đến biểu tình tại trụ sở tiếp dân của ĐCSVN tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Báo Hà Nội Mới..vv. Bà con đã mang theo các biểu ngữ “Đảng Cộng sản còn chế độ công an trị, người dân còn mất quyền làm người”, “Trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân”…



Để thực hiện việc cướp đất thành công, chính quyền đã “chụp mũ” những người dân giữ đất và đi khiếu kiện là “có động cơ chính trị”, để từ đó họ ra tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập đến tàn phế,  và tống cổ những người kiên cường giữ đất  nhất vào tù.



Trong vụ chống cướp đất của  256 hộ nông dân tại Dương Nội-Hà Đông-Hà Nội năm 2014, trong đó 7 người bị kết án từ 6 tháng đến 22 tháng tù. Bà Cấn Thị Thêu bị 15 tháng tù, và chồng bà, ông Trịnh  Bá Khiêm 18 tháng tù.



Nhưng vụ án làm chấn động những người còn lương tri trên toàn thế giới, là vụ nhà cầm quyền bỏ tù cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, bị kết án  hai năm rưỡi tù giam, chỉ vì phản đối hành động cướp đất của nhà cầm quyền, trong khi trước đó, cả cha mẹ cháu đang ở tù vị tội chống cướp đất(5).




Nhưng tù ngục và những hành động đê hèn của nhà cầm quyền không thể đè bẹp và  bẻ gãy ý chí kiên cường quyết giữ đất đến cùng của những người nông dân nói chung, và bà con Dương Nội nói riêng.

Vì vậy nhà cầm quyền đã “ưu ái” dành cho người anh hung giữ đất Cấn Thị Thêu một bản án thứ 2 với 20 tháng tù giam.



Trở lại vụ cướp đất tại Đồng Tâm.



Nhân dân xã Đồng Tâm  đã thừa kinh nghiệm để nhìn rõ “bộ mặt thật” của chính quyền Hà Nội. Vì qua vụ Đồng Tâm lần này, họ đã chứng kiến sự “lập lờ, lừa lọc, lươn lẹo, lật lọng” vào loại “lẫy lừng” và có “thứ tự lớp lang” nhất của chính quyền Hà Nội, mà người đứng đầu là Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP, người đã phải cúi gằm mặt ký cam kết bằng giấy trắng mực đen, và có lăn tay, trước sự làm chứng của hai vị ĐBQH là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng, là sẽ không truy cứu nhân dân Đồng Tâm trong việc bắt giữ 38 Cảnh sát Cơ động, khi nhóm người này về Đồng Tâm để đàn áp những người dân tay không giữ đất. Trong số những người bị bắt, có Phó Chủ tịch huyện Đặng Văn Triều, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Đặng Văn Cảnh, và Phó Công an huyện Nguyễn Thanh Tùng.  Để rồi sau đó, ông Chủ tịch này đã không e ngại, đã liếm lại những gì ông ấy đã nhổ ra, bằng việc ra “Quyết định khởi tố vụ án bắt giữ người trái phép” tại xã Đồng Tâm.



Trước hết là việc họ “lập lờ đánh lận con đen” giữa đất nông nghiệp và đất quốc phòng. Toàn bộ diện tích đất đồng Sinh 106ha. Trong đó đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn là 47ha. Còn lại 59ha là đất nông nghiệp của dân.



Người dân Đồng Tâm sẵn sàng thách đố với chính quyền: Diện tích còn lại ngoài diện tích sân bay Miếu Môn. Nếu là đất quốc phòng, mà dân Đồng Tâm nói đất nông nghiệp là sai, thì họ sẵn sàng vào tù. Ngược lại, nếu đất đó là đất nông nghiệp, mà chính quyền nói đất quốc phòng thì chính quyền sai. Tại sao họ không dám?



Tại sao lừa dân ra đồng, nói chỉ mốc giới mà lại dùng vũ lực bắt người trái phép?Đánh cho cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi gãy chân, phải tàn phế suốt đời?



Rồi đến việc ngày 13/10/2017, Công an Hà Nội kêu gọi người dân Đồng Tâm ra “đầu thú”, sau khi đã “cứng họng” trước những lý lẽ sắc bén của dân trong việc chứng minh diện tích 59 ha đất tại Đồng Sinh là đất nông nghiệp của dân.



Sau đó là ngày 21/10/2017, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo huyện ủy Mỹ Đức  trả thù hèn hạ bà Nguyễn Thi Lan, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch HHĐND xã Đồng Tâm, bằng việc cách mọi chức vụ của bà này, vì bà Lan đã dám đứng về phía nhân dân để chống lại âm mưu cướp đất của chính quyền.



Hành động này cho thấy, nhà cầm quyền một khi không thắng được người dân về mặt pháp lí, thì họ không từ một thủ đoạn nào để trả thù.



Có người ví von rằng, “Qua vụ cách chức  bà Nguyễn Thị Lan, chính quyền Hà Nội đã tôn bà này lên cao hơn một bậc. Và chính quyền Hà Nội lúc này chỉ ngang cái “Ngã ba Đồng Lộc” của bà Lan, cách rốn của bà khoảng 20 phân về phía hạ lưu”.



Nay với việc phía quân đội đến đào hào, và sẽ tây tường ngăn cách giữa 47 ha đất sân bay Miếu Môn và 59 ha đất nông nghiệp của dân, chẳng khác gì hành  động  đấm thẳng vào mặt ông Nguyễn Đức Chung sao? Và đã phần nào trả lời câu hỏi “Ai lấn chiếm đất, và lấn chiếm đất của ai”.

 Vì trong Kết luận Thanh tra đã nói rõ là “không có đất nông nghiệp diện tích 59ha xứ Đồng Sênh”?



Việc cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm tuy phấn khởi trước việc phía quân đội đào hào xây tường ngăn cách 2 loại đất này, đồng thời cũng hết sức cảnh giác với bọn tà quyền, có thể lật lọng bất cứ lúc nào là rất đúng. Vì không những người dân Đồng Tâm, mà nhân dân Việt Nam xưa nay đã mất hết niềm tin vào nhà cầm quyền Việt Nam, vì họ đã lừa dối nhân dân quá nhiều.



Có thể coi việc phía quân đội lặng lẽ đào hào ngăn cách hai loại đất quốc phòng và nông nghiệp này là một hành động “lẻn lút”. Vì bản Kết luận thanh tra do ông Nguyễn Đức Chung ký vẫn còn sờ sờ ra đấy.



Lẽ ra phía chính quyền Hà Nội  phải đến Đồng Tâm để xin lỗi người dân về những sai trái do họ gây ra. Và phải ra thông báo rộng rãi việc thừa nhận 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm, đồng thời phải ra Quyết định thu hồi bản Kết luận Thanh tra sai trái trước đây.



Còn việc Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Huyện ủy Mỹ Đức cách hết mọi chức vụ của bà Nguyễn Thị Lan, thì nay Thành ủy Hà Nội phải xin lỗi bà Lan, đồng thời phải khôi phục mọi quyền lợi và chức vụ cho bà ấy.



 Việc bà Nguyễn Thị Lan có muốn đứng trong hàng ngũ “bọn cộng sản chó đẻ” nữa hay không, thì do bà Lan quyết định.

(Ghi chú:  chữ “ bọn cộng sản chó đẻ” là của Trung tá công an Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Trưởng phòng Tiếp dân UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, người có gần chục năm đi khiếu kiện vì bị cướp đất, và do đi kiện nên  bị khai trừ đảng. Ông Tuấn đã chửi thẳng vào mặt Bộ Chính trị ĐCSVN nhiệm kỳ 2011-2016 như thế. Sau đó tỉnh ủy BRVT muốn khôi phục đảng cho ông ta, nhưng ông Tuấn đã không muốn “nằm chung một ổ” với bọn này nữa. Ông Tuấn đa gọi đích danh ông Trọng là “ Thằng Trọng Lú”, ông Nguyễn Sinh Hùng là “Sinh tử cung”, ví ông Nguyễn Xuân Phúc là “ngu như con bò”.)



Khi một xã hội, một đất nước bị cai trị bởi  một nhóm người lường gạt, gian manh, tráo trở, dối trá và bệnh hoạn như ĐCSVN dẫn dắt và lãnh đạo, thì dân tộc này, đất nước này sẽ trôi về đâu?



Chú thích: